“Mô hình kinh doanh là gì?” – Minh Nguyên MKT

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

Cùng Minh Nguyên tìm hiểu “Mô hình kinh doanh là gì?” Top 15 mô hình kinh doanh hiệu quả hiện nay

Để lựa chọn được một mô hình kinh doanh phù hợp tất nhiên không phải là điều đơn giản, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa bước chân vào thị trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay. Chính vì vậy, để giúp mọi người đưa ra được lựa chọn chính xác nhất, Minh Nguyên sẽ chia sẻ đến cho quý bạn đọc thông tin kiến thức để hiểu rõ mô hình kinh doanh là gì cũng như các mô hình kinh doanh phổ biến đem lại lợi nhuận tốt nhất hiện nay trong nội dung dưới đây.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh (Business Model) hay hiểu đơn giản là một chiến lược, khuôn mẫu mà doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho mục kinh doanh từ đó mang lại lợi nhuận cao cho tổ chức. Thông qua mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định được sản phẩm, dịch vụ, thị trường mục tiêu hay các khoản chi phí cho hoạt động marketing…

Bản chất của mô hình kinh doanh chính là:

  • Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh
  • Hình thức tiếp thị sản phẩm đến khách hàng
  • Xác định các loại chi phí cho quá trình vận hành hoạt động kinh doanh
  • Cách thức để tạo ra chuyển đổi từ đó mang lại lợi nhuận cao cho tổ chức

 Những thành phần cơ bản của mô hình kinh doanh

Trên thực tế, mỗi mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ mang nét đặc trưng riêng phù hợp với định hướng và điều kiện phát triển của riêng công ty . Tuy nhiên đặc điểm chung của hầu hết mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ bao gồm những thành phần cơ bản sau:

  • Tầm nhìn – Sứ mệnh: Tầm nhìn và sứ mệnh quyết định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Hãy sử dụng nội dung tích cực, mang tính chất cung cấp lợi ích cho xã hội và người dùng khi định vị tầm nhìn.
  • Mục tiêu chính: Mục tiêu có thể là doanh thu, thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp, thị phần,… Cần xác định mục tiêu có thể đo lường được và mức độ ưu tiên trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
  • Khó khăn đối với khách hàng mục tiêu : Mô hình kinh doanh là một vòng tròn kín với trọng tâm là khách hàng. Nhiệm vụ của bạn là xác định nhóm khách hàng sẽ quan tâm đến sản phẩm. Song song với đó, bạn cũng cần phải định vị được những khó khăn khách hàng sẽ gặp phải khi trải nghiệm sản phẩm của bạn.
  • Các giải pháp: Mô hình kinh doanh chất lượng sẽ có danh sách các giải pháp cho các vấn đề khó khăn của khách hàng. Cố gắng đảm bảo rằng khách hàng hiểu được lý do dẫn đến sự cố khi họ sử dụng sản phẩm của bạn.
  • Giá trị: Hãy luôn tạo ra giá trị mới, là đơn vị tiên phong thực hiện cải tiến sản phẩm, khiến chúng trở nên độc đáo.
  • Kênh phân phối: Lựa chọn phương thức đẩy bán sản phẩm. Có thể phân phối trực tiếp, gián tiếp, độc quyền,.
  • Nền tảng quảng bá sản phẩm: Lựa chọn phương tiện tiếp cận thị tường và các kênh bạn muôn sử dụng để quảng cáo và đẩy bán sản phẩm.
  • Cơ hội phát triển: Yếu tố này trong mô hình kinh doanh liên quan đến việc tìm kiếm các cách giúp doanh nghiệp phát triển hay cơ hội cải thiện hiệu quả kinh doanh.
  • Mô hình doanh thu: Được định hướng theo khuôn khổ xác định nguồn thu nhập hợp lý có thể theo đuổi.
  • Cấu trúc chi phí: Xác định các chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả (chi phí cố định, chi phí biến đổi) và ước tính mức độ ảnh hưởng của nó tới việc định giá.

Vai trò của mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp

Việc xác định mô hình kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, bất kể quy mô vừa và nhỏ hay lớn. Với một mô hình kinh doanh phù hợp, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở để nhận biết, xác định được vị thế và xây dựng giá trị bền vững trên thị trường, từ đó nâng cao giá trị doanh nghiệp. Hiện nay, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt thì các doanh nghiệp sẽ cần phải thay đổi mô hình kinh doanh liên tục để thích ứng và phát triển hơn. Các bạn phải biết nắm bắt cơ hội và tiền bước thật nhanh trên con đường kinh doanh.

  • Xác định rõ định hướng phát triển doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu, định vị, phân nhóm khách hàng tiềm năng mang lại nguồn doanh thu tối ưu.
  • Tham mưu vào quá trình thiết lập kế hoạch tiếp cận khách hàng trên đa kênh.
  • Cung cấp giá trị lợi ích cao thông qua sản phẩm tới người tiêu dùng bằng những giải pháp tối ưu.
  • Định vị và phát triển hiệu quả những nguồn lực chính của doanh nghiệp

15 mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay

Với Nguyên việc xác định được mô hình kinh doanh phù hợp sẽ là nhân tố quyết định đến sự thành công của quá trình kinh doanh với bất kỳ doanh nghiệp nào. Sau đây là danh sách 15 mô hình kinh doanh phổ biến mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay mà mọi người có thể lựa chọn cho doanh nghiệp của mình.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Khai thác được lợi thế của mạng internet, rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng mô hình này để bán hàng và thu lợi nhuận. Để xây dựng được mô hình này, bạn phải có trang web với sản phẩm trực tuyến để người mua lựa chọn sản phẩm và đặt hàng.

Mô hình kinh doanh 1 đổi 1

Được kết hợp giữa mô hình lợi nhuận và mô hình phi lợi nhuận, mô hình 1 đổi 1 vừa giúp thu hút khách hàng vừa mang lại lợi nhuận và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Ví dụ 1 mô hình sẽ kinh doanh và 1 mô hình để quyên góp các quỹ nhân văn, tăng cảm giác muốn mua cho khách hàng.

Mô hình kinh doanh bỏ kênh trung gian

Để giảm bớt được nhiều chi phí, tăng lợi nhuận doanh thu và tạo mối quan hệ với khách hàng, các doanh nghiệp thường áp dụng mô hình này. Bạn có thể loại bỏ nhiều kênh trung gian trong chuỗi cung ứng và trực tiếp bán sản phẩm đó cho khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ tiếp cận được mặt hàng của bạn với giá cả hấp dẫn hơn.

Mô hình kinh doanh Agency

Mô hình kinh doanh Agency tập hợp những công ty, chuyên gia tư vấn có trình độ chuyên môn cao và tích lũy nhiều kinh nghiệm để cung cấp các giải pháp marketing và những sản phẩm truyền thông chất lượng cho những đơn vị khác. Với mô hình này, bạn có thể tận dụng thương hiệu để tạo ra khách hàng tiềm năng và kiếm tiền từ nguồn traffic. Và công ty Minh Nguyên Marketing của mình là một ví dụ, với kinh nghiệm kinh doanh online đa nền tảng trên 8 năm thì không có lý do gì Nguyên không thể tháo gỡ được nút thắt giúp bạn đột phá hơn trong công việc bán hàng online được.

Mô hình ẩn doanh thu

Mô hình kinh doanh ẩn doanh thu với chiến lược cung cấp các ứng dụng miễn phí cho người dùng và kiếm được khoản lợi khổng lồ từ những dữ liệu của người dùng bằng cách tổng hợp thông tin khách hàng dựa trên lượt yêu thích, lượt tìm kiếm và bán chúng dưới hình thức quảng cáo cho doanh nghiệp. Đây cũng là hình thức thu về nguồn lợi rất lớn của rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp hiện tại.

Mô hình kinh doanh Privacy

Mô hình Privacy dựa trên yếu tố bảo mật riêng tư đang chiếm lợi thế và được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn. Đây được xem là động lực chính giúp mang đến sự thành công và các giá trị phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Cũng như có thể giúp chúng ta yên tâm về dữ liệu của công ty và cả những khách hàng của chúng ta.

Mô hình kinh doanh online

Đặc biệt, mô hình kinh doanh online là hình thức kinh doanh cực kỳ phổ biến trên môi trường mạng, thông qua các kênh mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok,..để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy tiết kiệm được nhiều chi phí những mô hình cũng gặp các hạn chế như thất lạc sản phẩm, giao hàng chậm trễ và khách hàng không tin tưởng hoàn toàn vào sản phẩm.

Mô hình tiếp thị liên kết

Có liên quan đến mô hình kinh doanh quảng cáo, mô hình tiếp thị liên kết có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Nó không quảng cáo một cách trực tiếp mà nhúng vào nội dung các liên kết. Khi khách hàng ấn vào link đó, bạn sẽ kiếm được tiền hoa hồng. Hiện nay ngành tiếp thị liên kết đang được phổ biến rộng rãi do các nền tảng số đang bùng nổ một cách chóng mặt. Do đó kéo theo sự phát triển của nghành tiếp thị liên kết,tạo ra rất nhiều giá trị cả về vật chất lẫn truyền thông cho các cá nhân tiếp thị cũng như nhãn hàng.

Mô hình bán trả phí Freemium

Mô hình tích hợp dịch vụ miễn phí và dịch vụ trả phí giúp tạo ra những đối tượng khách hàng tiềm năng và kích thích họ sử dụng các phiên bản trả phí. Ngoài ra, mô hình này cũng là cách để người dùng quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Hiện nay có rất nhiều công ty công nghệ lớn đang áp dụng chính sách này, tiêu biếu đó là Google, Spotify,…

Mô hình kinh doanh Blockchain

Bằng cách tận dụng công nghệ Blockchain và các hệ thống phân cấp hoạt động trong phạm vi trên toàn thế giới, mô hình Blockchain xử lý các giao dịch thông qua mật mã, mọi sự trao đổi và tương tác giữa mọi người sẽ được phân cấp và điểm danh. Mô hình này hiện đang cực kì phổ biển, do sự phát triển của thời đại số, dẫn đến sự bùng nổ của blockchain đặc biệt là các đồng tiền điện tử ra đời và đạt ngưỡng giá trị cực kì cao.

Mô hình kinh doanh nhân bản

Được sáng lập bởi Brunello Cucinelli, mô hình nhân bản với ba yếu tố cốt lõi là nghề thủ công Ý, định vị và phân phối độc quyền đã mang lại lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp của ông. Triết lý của mô hình này là tạo ra doanh thu nhưng không ảnh hưởng đến ai.

Mô hình kinh doanh hệ sinh thái

Mô hình hệ sinh thái kinh doanh là mạng lưới bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, phân phối, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và những doanh nghiệp có liên quan đến cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Nếu doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng được những quy tắc chiến lược này chắc chắn sẽ nhận được sự thành công lớn.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Với mô hình kinh doanh nhượng quyền, doanh nghiệp sẽ cung cấp thương hiệu, giấy phép kinh doanh, tài liệu đào tạo,.. cho bên được nhượng quyền để họ được phép bán các sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền sẽ được trả tiền bản quyền và có thể nhận phần trăm doanh thu theo thoả thuận.

Mô hình kinh doanh Canvas

Là công cụ hữu ích dành cho những người khởi nghiệp, mô hình Canvas là bản mô phỏng các dự án mà công ty tạo ra các giá trị chỉ với một trang giấy. Mô hình này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, nhân lực và thoát khỏi tư duy tập trung phát triển các sản phẩm để hướng đến thiết kế mô hình tạo giá trị bền vững cũng như nội tại tốt cho doanh nghiệp.

Mô hình kinh doanh nhỏ gia đình

Dù bạn đã xây dựng được một công ty gia đình với số vốn khổng lồ thì với mô hình này, bạn vẫn dễ dàng nắm giữ được các quy trình và khả năng kiểm soát được mọi hoạt động của công ty cùng với gia đình hoặc đối tác.

Quy trình 4 bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Xây dựng được một mô hình hiệu quả cho doanh nghiệp là điều không phải dễ dàng và đơn giản. Chính vì thế hôm nay Minh Nguyên sẽ chỉ cho các bạn các bước dưới đây.

Bước 1: Khảo sát nhu cầu khách hàng

Tại bước tạo mô hình kinh doanh này, bạn cần xác định được đối tượng khách hàng mà mình hướng đến là ai? Họ có nhu cầu và sự quan tâm đối với sản phẩm nào? Những điều cần làm để thu hút các đối tượng đó? Từ đó, đưa ra các định hướng và ý tưởng kinh doanh phù hợp, cũng tăng thêm sự hiệu quả khi đánh trúng tệp khách hàng đích.

Bước 2: Xây dựng ý tưởng kinh doanh

Bạn phải tạo được những sản phẩm với chất lượng, mẫu mã, giá cả đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, bạn phải thường xuyên đổi mới và tạo nên những sản phẩm độc đáo để khách hàng thấy được năng lực nội tại của công ty và sự đa dạng về các mẫu sản phẩm. Từ đó tăng độ uy tín doanh nghiệp của bạn hơn.

Bước 3: hoạch định chiến lược

Doanh nghiệp nên thực hiện các chiến lược quảng bá sản phẩm bằng các phương pháp marketing khác nhau và tìm hiểu phản hồi của khách hàng, từ đó rút ra bài học cho mình để hoàn thiện sản phẩm theo chiều hướng tích cực hơn. Giúp cho sản phẩm tiếp cận được đến nhiều nhóm đối tượng khác nhau, tăng độ phủ cho thị trường.

Bước 4: Hoàn thiện mô hình kinh doanh và triển khai

Khi đã hoàn tất các bước nói trên, doanh nghiệp cần thực tế hoá mô hình. Bạn cần chuẩn bị vốn, nguồn nhân lực, tiến hành thực hiện xây dựng cơ sở vật chất và liên kết với những đối tác tiềm năng để doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững hơn. Tạo một nền móng vững chắc cho công cuộc kinh doanh sau này, tránh doanh nghiệp khủng hoảng trong thời điểm khó khăn của thị trường.

Chúc các bạn thành công

– Bán hàng khó có Minh Nguyên lo –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0899688883
Liên hệ